Triệu chứng của bệnh lở miệng
- Bệnh lở miệng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong lưỡi, miệng, nướu răng rất đau đớn mỗi khi phải ăn uống.
Bệnh lở miệng có lây không?- xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng.
- Lở miệng hay còn gọi là mụn nhiệt, xuất hiện khá phổ biến ở nhiều người và có nhiều biến thể.
- Bệnh lở miệng có điều đặc biệt là không có triệu chứng rõ ngay từ đầu. Khi bệnh đã phát ra bên ngoài mới có thể khẳng định được đúng bệnh. Khi đó, chúng ta có thể nhận diện qua các triệu chứng bệnh lở miệng sau đây:
• Đau, ngứa và đỏ: Trước khi các viết lở xuất hiện, ở vùng da đó tấy đỏ hơn bình thường, bị đau nhẹ và hơi ngứa râm ran. Cảm giác này kéo dài khoảng 1 – 2 ngày thì các mụn lở mọc lên.
• Mụn nhỏ mọc nướu: Phần da bị ngứa đỏ sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti, thành chùm, mọng nước. Các mụn này thường mọc xung quanh miệng như vành môi, mặt trong môi, dưới mũi (khoảng nhân trung), cũng có thể ở má, trên mũi, lưỡi, cạnh má, cổ họng…...
• Mụn vỡ nước: Sau khoảng vài ngày, các mụn sẽ vỡ, rỉ nước ra. Sau đó khô dần và đóng vảy theo cơ chế tự liền thương của cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng
- Lở miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt...
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân của bệnh lở miệng
- Nguyên nhân gây ra chứng lở miệng rất đa dạng. Trong một số trường hợp, rất khó để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân thật sự gây ra tình lở miệng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:
• Người bệnh đã bị nhiễm vi-rút hecpet trước đó và phát bệnh sau một thời gian vi-rút ủ bệnh. Loại vi-rút này sẽ hoạt động mạnh khi người bệnh đang gặp phải những tình huống căng thẳng, di chuyển nhiều hay môi trường có nhiều bụi bẩn.
• Sự thiếu hụt B complex và kẽm
• Ăn nhiều thức ăn có tính nóng như xoài, trái cây sấy khô, đồ chiên xào…
• Ăn những thứ chứa nhiều dầu có chất lượng kém. Trong một số trường hợp, đu đủ hay dứa cũng có thể gây kích thích niêm mạc. Tình trạng này chỉ xảy ra khi chúng được dùng kèm với những “thủ phạm” khác như dầu ăn kém chất lượng.
Bệnh lở miệng có lây không?
- Bệnh lở miệng do vi khuẩn virus Herpes gây ra và đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác.
+ Cụ thể như sau:
- Cơ chế lây nhiễm: Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết lở miệng.
- Sự lây nhiễm xảy ra khi: Hôn, va chạm, tiếp xúc, hoặc dùng chung khăn, quần áo, dao cạo, dụng cụ ăn uống… với người đang bị lở miệng.
Bệnh lở miệng có lây không? - Bệnh lở miệng do vi khuẩn virus Herpes có tính lây cao
- Sự lây nhiễm xảy ra cao nhất khi tiếp xúc đúng thời điểm mà vết lở bị vỡ, chảy nước và đang loét ra. Ngay cả khi chưa có vết lở, nhưng bệnh đang âm ỉ phát, khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Trường hợp nếu bạn bị lở miệng đã lâu, lâu hơn 2 tuần mà chưa có dấu hiệu bệnh giảm nhẹ thì nên đến phòng khám gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị nhanh chóng, tránh cho bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Nha khoa Kim, nếu bạn đến điều trị bệnh lở miệng, bạn sẽ được bác sỹ khám và xác định tình trạng bệnh về mức độ, kích thước, màu sắc, mật độ vết lở…từ đó mà bác sỹ sẽ kê thuốc và điều trị cho bạn một cách hiệu quả nhất.
Trước khi bạn ra về, bác sỹ sẽ lưu ý cho bạn một số vấn đề về việc ăn uống, vệ sinh, bôi thuốc…để bệnh mau khỏi.
Lở miệng có lây không là lo lắng có căn cứ, nếu bạn muốn biết cụ thể về bệnh này hơn nữa, hãy gọi đến số 1900 6899 để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp. Ngoài bạn đọc có thể xem qua những dịch vụ chăm sóc răng miệng của nha khoa kim như : phẫu thuật răng khấp khểnh, bọc răng sứ, hàn răng sâu.... Chúng tôi sẽ phục vụ bạn khi bạn có nhu cầu.
Chúc các bạn luôn có hàm răng chắc khỏe!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét